Phần 1: Ba dòng sơn đồ gỗ thịnh hành nhất hiện nay: Sơn NC, Sơn Pu, Vecni

Để phân loại các dòng sơn gỗ trước hết chúng ta cần phải biết sơn gỗ là gì và đặc tính của các dòng sơn gỗ như thế nào để sử dụng các dòng sơn cho phù hợp với từng mục dích và nhu cầu khác nhau trên từng nhóm đổ gỗ. Trên thị trường hiện có 3 dòng sơn gỗ chính là sơn NC, sơn Pu, vecni

Sondogotainha.com là đơn vị đã thi công nhiều công trình lớn nhỏ từ sàn gỗ, tủ giừơng, bàn ghế, tại chung cư, nhà dân, quán cà phê…. Với gần 10 năm kinh nghiệm trong nghề sondogotainha.com chia sẽ một số kiến thức cơ bản về các dòng sơn để cộng đồng tham khảo:

I. Sơn gỗ là gì?

Sơn gỗ là loại sơn tổng hợp 1 hoặc 2 thành phần chuyên sử dụng cho đồ gỗ trang trí nội thất.

II. Các loại sơn gỗ, đặc tính, ưu nhược điểm và cách dùng

2.1 Sơn NC: 

Sơn NC (Nitrocellulose Lacquer): Là sơn tổng hợp 1 thành phần, chất lượng cao, tiện dụng cho các hàng gỗ trang trí nội thất. Màng sơn sáng, láng và khô rất nhanh sau khi sơn, đồng thời có độ bám trên mặt gỗ cao, không tróc, không rạn nứt.

2.1.1 Đặc tính 

Màu sắc : Trong suốt, hơi có màu vàng hổ phách hoặc màu trắng.

Hàm lượng rắn: 42 ± 3%

Độ chịu nước: Nước nóng và lạnh .

Màng sơn bóng, sáng khô rất nhanh và có độ bám trên gỗ tốt, dễ sử dụng.

Dùng cho các loại gỗ và có thể pha ra nhiều màu sơn khác nhau theo nhu cầu

Sơn đạt tiêu chuẩn kiểm định đánh giá theo hệ thống tiêu chuẩn Châu Âu(REACH), Mỹ (CPSIA).

2.1.2 Chủng loại 

Sơn lót NC & Sơn phủ NC (độ bóng, mờ theo yêu cầu sản phẩm).

Dung môi NC & dung môi đặc biệt -Super Thinner (dùng trong điều kiện thời tiết quá nóng hoặc ẩm ướt)

2.1.3 Tỷ lệ pha sơn 

Sơn NC ( kể cả sơn lót và sơn phủ) : 1

Dung môi NC : 1.5 – 2.

Nếu cần dùng Super Thinner thì pha vào hỗn hợp sơn: 5-10% super thinner.

2.1.4 Quy trình tổng quát 

Xử lý bề mặt sản phẩm: Trám trét, chà nhám cho bề mặt sản phẩm láng

Xử lý màu: Phun Stain màu hoặc bả bột màu

Sơn lót NC: Sơn lót 1 hoặc 2 lần tùy theo yêu cầu của sản phẩm.

Sơn phủ NC: Pha hỗn hợp sơn phủ, màu theo tỷ lệ hướng dẫn pha sơn và màu thích hợp. Phun đều 2 passes cho 1 lần sơn phủ.

Hong phơi sản phẩm, sau 8 giờ, đóng gói.

2.1.5. Bảo quản 

Bảo quản trong nhà kho, thoáng mát và khô ráo (nhiệt độ 26 – 300C)

Thùng phải được đậy kín trước và sau khi sử dụng

2.1.6 An toàn 

Các thành phần của sơn là các hóa chất dễ cháy, cần tránh xa hơi nóng, tia lửa và ngọn lửa.

Phải mang khẩu trang và găng tay khi sử dụng. Tránh để sơn bắn vào mắt, da, miệng.

2.2 Sơn PU: 

Là một loại sơn tổng hợp hai thành phần, được chế xuất từ nhựa tổng hợp, có độ bền rất cao, độ che phủ bề mặt rất tốt. Dùng cho các loại gỗ trong nhà và ngoài trời. Sơn PU có độ cứng và độ đàn hồi rất cao, màu sắc và độ bóng rất bền nên thích hợp cho mọi thời tiết.

2.2.1 Đặc tính 

Ngày nay hầu hết ngành công nghiệp sơn gỗ đều sử dụng sơn hệ PU, do các đặc tính vượt trội của nó so với các loại sơn khác. Như chất lượng cao, tạo cho sản phẩm có sự sang trọng, độ bền thời gian và độ bền màu rất cao, dễ pha màu để tạo ra những gam màu đa dạng, dễ áp dụng cơ giới hoá và các dây chuyền sơn vào sản xuất công nghiệp.

2.2.2 Thành phần chính cấu tạo cơ bản của hệ sơn PU: 

Nhựa Polyurethane, Alkyd, Acrylic.

Chất xúc tác.

Phụ gia trong sơn.

Dung môi.

2.2.3 Cách pha chế sơn PU

Theo một ngôn ngữ đơn giản nhất thì sơn PU là một loại sơn dùng để bảo vệ, đánh bóng về mặt, tạo cho màu gỗ sự tự nhiên và mịn nhất. Sơn PU có 3 thành phần chính: sơn lót, sơn màu, sơn bóng.

Sơn lót: Có công dụng làm cho bề mặt gỗ được phẳng, che khuyết điểm để khi sơn về sau sản phẩm sẽ đẹp hơn (bạn cứ tưởng tượng như khi sơn tường nhà cũng cần dùng đến bột trét để làm phẳng bề mặt). 

Sơn màu: Phần này sẽ do khách hang yêu cầu có hay không, nhưng đa số sơn PU sử dụng cho gỗ hầu như đều có thành phần sơn màu trong đó dù ít hay nhiều

Sơn bóng: Nhiều thợ sơn đánh bóng từ sơn PU, nhưng đúng ra thì đây là cách pha chế sơn nhằm tạo độ bóng đẹp cho gỗ suốt cả quá trình sơn PU.

Đối với 3 loại sơn sẽ có cách thức pha chế khác nhau, làm sao cho nó phù hợp với yêu cầu của từng khách hàng mong muốn về sản phẩm

Pha sơn lót: 2 lót + 1 cứng + 3 xăng

Pha sơn màu: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu (pha chế tinh màu sao cho phù hợp với yêu cầu của từng khách hàng.

Pha sơn bóng: 2 bóng + 1 cứng + xăng (phối sao cho phù hợp để tạo được độ bóng đẹp)

2.2.4 Quy trình sơn PU

Quy trình sơn cũng khá đơn giản, gồm các bước sau:

Bước 1: Chà nhám và xử lý bề mặt 
Bước 2: Sơn lót lần 1
Bước 3: Chà nhám và phun lót lần 2
Bước 4: Phun màu
Bước 5: Phun bóng bề mặt
Bước 6: Bảo quản và đóng gói

Xem thêm cách sơn pu chi tiết tại: phần 2

2.3 Sơn vecni

Vecni thực chất là một loại sơn. Đây là hỗn hợp hòa trộn của cánh kiến trong cồn ở 90 độ. Sau 24 giờ, hai nguyên liệu này sẽ hòa tan vào nhau tạo nên một dung dịch đồng nhất, có màu nâu nhạt, khi bạn nhìn thoáng theo một góc nghiêng nào đó sẽ xuất hiện những áng vân lóng lánh rất đẹp mắt.

2.3.1 Đặc tính của sơn vecni

Sơn vecni được rất nhiều thợ gỗ chuyên nghiệp sử dụng vì loại sơn này sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật giúp làm tăng tính thẩm mỹ và độ bền cho các sản phẩm được chế biến từ gỗ.

Do nguyên liệu chế tạo lành tính nên vecni được đánh giá cao trong việc bảo vệ môi trường;

Không gây mùi khó chịu, không độc hại và không ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng;

Màu sơn tự nhiên giúp tôn lên nét đẹp vốn có của những vân gỗ;

Dễ dàng làm mới lại lớp vecni đã đánh;

Thích hợp sử dụng để tô điểm cho những món đồ nội thất và đồ cổ có giá trị cao.

Tuy nhiên thì vecni cũng tồn tại một vài hạn chế như:

Gam màu sắc không phong phú, vẻn vẹn chỉ có hai màu: Màu cánh gián và màu nâu gụ;

Vecni khi sử dụng chỉ có thể bao phủ một lớp mỏng lên bề mặt gỗ mà không thẩm thấu vào sâu từng thớ gỗ bên trong được;

2.3.2 Cách sơn vecni

Bước 1 : Đánh bóng đồ gỗ.

Bước 2 : Làm sạch đồ gỗ.

Bước 3 : Sửa chữa đồ gỗ ( nếu có ).

Bước 4 : Đánh vecni đồ gỗ.

Bước 5 : Bảo vệ đồ gỗ. 

Leave Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now ButtonGọi ngay