PHẦN 3: CÁCH PHA SƠN VÀ KỸ THUẬT SƠN PU TRÊN ĐỒ GỖ

PHẦN 3: CÁCH PHA SƠN PU VÀ KỸ THUẬT SƠN TRÊN GỖ

Để có được màu sơn PU phù hợp thì việc pha chế sơn
hết sức quan trọng. Cần lưu ý kỹ thuật pha và sơn PU lên gỗ để màu sơn được ưng
ý nhất.
Sơn PU là loại sơn đang được ưa dùng trên thị trường,
bởi lẽ, nó giúp bề mặt sản phẩm không những đẹp mà còn bảo vệ để sản phẩm
trường tồn cùng thời gian. Người ta chia sơn PU thành hai dạng tồn tại chính là
dạng cứng và dạng foam, được dùng như vecni để đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ như
bàn ghế, cửa gỗ… Đối với dạng foam, được dùng để làm nệm mút trong các loại ghế
(như ghế ngồi trong xe hơi chẳng hạn). Ngoài ra, ứng dụng của foam được dùng để
bảo vệ và vận chuyển các thiết bị, dụng cụ dễ vỡ.
Tuy nhiên, để sơn được một màu sơn PU đẹp trên bề mặt
gỗ không phải là điều đơn giản, nó đòi hỏi người sơn phải có kỹ thuật và sự
khéo léo. Bài viết dưới đây chia sẻ về cách pha chế tỉ lệ và kỹ thuật sơn PU
lên đồ gồ. Hi vọng đây sẽ là bài viết hữu ích cho những ai đang có ý tưởng với
sơn PU.

Đồ gỗ đẹp hơn nhờ sơn PU
1. Cách pha chế sơn PU
Trước khi tìm hiểu về cách pha chế sơn PU, các bạn
cần hiểu về các thành phần trong sơn để có thể pha chế chính xác. Trong sơn PU
có 3 thành phần chính đó là:
– Sơn lót: làm phẳng bề mặt, che khuất các khuyết
điểm để sơn đẹp hơn.
– Sơn màu: tạo cho gỗ có màu đẹp, theo ý thích của
người dùng
– Sơn bóng: tạo độ bóng bề mặt cho cả quá trình sơn
PU cho gỗ.
Cách pha chế sơn PU
Sau khi đã hiểu rõ về các thành phần của sơn PU, bạn
có thể tiến hành pha chế theo các bước sau:
Bước 1: Pha sơn lót
Để pha được sơn lót thành công, bạn nên tuân thủ tỉ
lệ pha chế: 2 lót + 1 cứng + 3 xăng
Bước 2: Pha sơn màu
Tỉ lệ pha màu là: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu (gia giảm
tinh màu cho phù hợp)
Bước 3: Pha sơn bóng
Bạn pha sơn bóng theo tỉ lệ: 2 bóng + 1 cứng + xăng
(gia giảm cho phù hợp)

Sơn gỗ
Sơn O7

2. Kỹ thuật sơn PU trên đồ gỗ
Sau khi đã pha chế thành công 3 loại sơn, bạn có thể tiến hành sơn PU lên đồ gỗ với các bước sau:
Bước 1: Chà nhám và xử lý bề mặt
Sau khi chà nhám đạt yêu cầu bằng giấy nhám P240, tùy theo mẫu màu sơn yêu cầu có để nguyên thớ gỗ hay sơn bóng mà quyết định bả bột hay không bả bột. Tuy nhiên phần lớn đối với hệ sơn PU đều sử dụng mẫu sơn bóng bề mặt. Khi thực hiện bã bột, cũng cần chú ý trên mẫu sơn có yêu cầu thể hiện các đường vân gỗ hay không? Nếu có thì bột bã phải là bột màu (thông thường bột đen hoặc nâu). Việc thực hiện bước bã bột này là cần thiết nhằm lấp đầy các tim gỗ cũng như các khuyết tật nhở trên bề mặt. Nếu không thực hiện bước này sẽ tốn rất nhiều công sức và nguyên liệu để trám các khe hở này sau khi sơn. 
Xử lý bề mặt gỗ

Chà nhám
Bước 2: Sơn lót lần 1
Đây là lớp sơn không màu, thông thường được pha theo
tỷ lệ 2 : 1 : 3 (2 lót với 1 cứng, 3 xăng) đã nêu ở trên. Tỷ lệ này cũng có thể
gia, giảm hoặc thêm các chất phụ gia khác nhằm điều chỉnh tốc độ bay hơi của
sơn. Trong điều kiện thời tiết nóng, việc bốc hơi nhanh sẽ làm cho bề mặt sơn
bị nỗi tim hoặc tệ hơn là nỗi bọt khí, sẽ mất nhiều công sức để sữa chữa. Ở
bước này đã lấp gần đầy các tim gỗ. Nếu làm tốt, với các loại tim gỗ nhỏ và đã
thực hiện tốt bước bã bột trước đây, thì có thể chỉ cần một bước sơn lót để
giảm chi phí, nguyên liệu và nhân công cho cả khâu sơn PU của bạn. Sơn đều tay
bằng súng phun chất lượng tốt.
Bước 3: Chà nhám và phun lót lần 2
Chúng ta tiếp tục xả nhám P320, các thợ sơn cho rằng
việc sơn lót lần 2 là không cần thiết. Tuy nhiên, tại Mộc Chuẩn chúng tôi yêu
cầu nhân viên sơn lót lần 2 nhằm tăng độ mịn cho bề mặt gỗ giúp sơn màu đẹp
hơn, bề mặt căng mịn hơn. Một số cơ sở nhằm tiết kiệm sơn và công sức nên họ bỏ
qua bước này dẫn đến tuổi thọ sơn của sản phẩm thường chỉ vài năm thậm chí thấp
hơn. Để có 1 quá trình sơn PU đồ gỗ đẹp bạn nên thực hiện tuần tự các bước này,
về chất liệu bạn vẫn sử dụng theo đúng tỷ lệ đã pha ở bước 2. Thời gian chờ khô
là 25 – 30 phút.
Bước 4: Phun màu
Sơn màu thực hiện làm 2 lần. Việc pha màu do thợ sơn
có kinh nghiệm quyết định, tuy nhiên bạn thực hành 1 đến 2 lần là có thể học
được rồi. Lần đầu bạn chỉ sơn khoảng 90% mẫu màu yêu cầu sau đó bạn đợi 1 lúc
và tiến hành sơn màu lần 2 lên bề mặt gỗ, hoàn thiện 100% mẫu màu yêu cầu . Lần
sơn này người thợ sơn sẽ sơn đậm hơn các chỗ còn thiếu màu. Ở bước này cần bố
trí thợ sơn có kinh nghiệm để thực hiện. Việc sơn màu là bước quan trọng quyết
định toàn bộ khâu sơn PU đồ gỗ do đó bạn cần có phòng kín tránh bụi, luồng gió
lưu thông đủ.

Sơn lót
Phun sơn

Bước 5: Phun bóng bề mặt
Sau khi đợi lớp sơn màu khô ta tiến hành sơn bóng bề mặt. Nhiều thợ sơn kỹ thì họ sơn thêm 1 lần lót nữa để bảo vệ bề mặt sơn, nhưng theo cách pha của chúng tôi trong lúc pha sơn màu chúng ta đã cho lót vào rồi nên không cần. Và ta chuyển ngay qua công đoạn sơn bóng. Có nhiều chất liệu bóng như mờ 10%, 20%, 50%, 70% và 100%. Tỷ lệ pha như đã nêu ở trên, lớp sơn này có tác dụng làm căng và bóng bề mặt thành phẩm giúp tăng giá trị sản phẩm đồ gỗ. Việc phun bóng tiến hành ở nơi không có bụi bẩn. Cơ bản đã hoàn tất công đoạn sơn PU đồ gỗ.
Công đoạn phun sơn cuối cùng
Bước 6: Bảo quản và đóng gói
Việc bảo quản và đóng gói khá quan trọng, bạn sơn xong cần có 1 khu vực để sản phẩm chờ khô nhằm tránh bụi bặm và bụi sơn bám vào ảnh hưởng rất lớn đến độ thẩm mỹ của thành phẩm sau này. Thời gian chờ khô hoàn toàn thường là 12 đến 16 tiếng cho cả quá trình sơn PU. Khi màng sơn có xu hướng ổn định nhưng chưa khô hoàn toàn , tổng lượng bay hơi của dung môi chiếm khoảng 75 – 90%. nếu làm giảm tốc độ bay hơi ở giai đoạn này, làm tăng khả năng chống biến trắng, và tăng độ bóng bề mặt. Khi màng sơn đã khô hoàn toàn, sự bay hơi cuối cùng chiếm khoảng 10%.

Sau khi sơn PU, cần phơi đồ ra ngoài để lớp sơn
được khô lại

Hoàn thiện sản phẩm
Bàn gỗ

Leave Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now ButtonGọi ngay